Wednesday, October 31, 2018

Công dụng, cách dùng cây ngải cứu chữa bệnh - Cây cảnh Hải Đăng


Ngải cứu có tên khoa học là Artemisia vulgaris L, thuộc họ Cúc Asteraceae. Dân gian còn gọi với các tên khác như ngải điệp, cây thuốc cao hay cây thuốc cứu có nhiều công dụng hay như trị mụn, lưu thông máu lên não, an thai, điều hòa kinh nguyệt….

Đặc điểm của cây ngải cứu
Là cây sống nhiều năm, thân có nhiều rãnh dọc. Lá ngải cứu không có cuống, mọc so le, hai mặt lá có màu khác nhau, mặt trên màu lục sẫm, nhẵn trong khi mặt dưới có nhiều long nhỏ màu trắng tro.
Người ta thường trồng ngải cứu quanh nhà, quanh nhà thuốc,… vào mùa xuân bằng cành, thân hoặc ngọn bánh tẻ.
Người ta hái lá hoặc ngọn có hoa vào mùa hè, để tươi hoặc phơi khô trong bóng râm. Ngải cứu phơi khô để nhiều năm càng tốt, lá phơi khô gọi là ngải điệp, còn phơi khô mà cắt thành bột vụn rây lọc lấy lông trắng và tơi là ngải nhung.

Công dụng của cây ngải cứu
Cây ngải cứu điều hòa kinh nguyệt (chữa đau bụng kinh và rối loạn kinh nguyệt): Nữ giới trước khi có kinh 1 tuần, hàng ngày dùng 6-12g ngải cứu hãm với nước sôi như trà hoặc sắc nước uống, chia thành 3 lần trong ngày. Có thể uống dưới dạng cao đặc 1-4g hoặc dạng bột 5-10g.
Nếu bị kinh nguyệt không đều thì từ ngày bắt đầu có kinh cho đến tận ngày hết kinh, dùng 10g ngải cứu khô sắc với 200ml nước cô còn 1/2, cho thêm chút đường uống thành 2 lần trong ngày. Có thể uống gấp đôi liều, sau 1 đến 2 ngày mà thấy hiệu quả, kinh đỏ, người đỡ mệt thì uống ít đi.

Sơ cứu vết thương: Lá ngải cứu tươi giã nát, thêm vào 1/3 muỗng cà phê muối, rồi vo gọn đắp lên vết thương đang chảy máu. Ngải cứu có tác dụng cần máu nhanh, giảm đau nhức ở vết thương.

Trị mụn, mẩn ngứa:

- Làm đẹp: Lá ngải cứu tươi rửa sạch, giã nát, đắp lên mặt để trong vòng 15-20 phút rồi rửa sạch.
- Chữa mẩn ngứa: Lấy nước ngải bôi lên những chỗ mẩn ngứa, hăm tã ở trẻ.


Hỗ trợ điều trị đau thần kinh tọa, mỏi khớp xương ở người cao tuổi, chữa đau đầu hoa mắt: Lấy 300gam lá ngải cứu rửa sạch, giã nát, cho thêm vào 2 muỗng mật ong, vắt lấy nước uống. Uống vào buổi trưa, và chiều. Uống liên tục trong 1-2 tuần.

 Bổ máu, lưu thông máu: Ngải cứu, trứng gà, gia vị. Lá ngải cứu cắt nhỏ, đánh tan với 1 quả trứng gà, bỏ thêm hạt nêm và các gia vị khác, rán vàng, ăn với cơm, hoặc ăn không đều được.


Vườn ươm Hải Đăng chuyên cung cây giống ngải cứu cây giống  dược liệu các loại tại Hà Nội. Chúng tôi giao hàng tận nơi trên toàn quốc.
Hotline tư vấn: 0966446329 - 0359642916
Web: caycanhhaidang.com

Monday, October 29, 2018

Bán cây giống lá mơ giá rẻ tại Hà nội


Lá mơ một loại lá thường xuyên được sử dụng làm rau sống, nguyên liệu để làm ra các món ăn ngon, nó lại là hương vị không thể thiếu của các món ăn đặc thù riêng. Ngoài ra chúng còn có rất nhiều tác dụng như: chữa đau khớp, đau dạ dày, viêm tai, ho gà …


Đặc điểm của cây lá mơ

Lá mơ còn có tên gọi khác là lá mơ lông, mơ tam thể, co tốt ma, mơ tròn, dây mơ lông, ngưu bì đồng, khau tất ma, ngũ hương đằng,… Tên khoa học là Peaderia scandens (Lour), tên tiếng anh là Skunkvine, Stinkvine. Chúng là cây thuộc họ Thiên thảo (Rubiaceae).
Cây lá mơ là loài thực vật dây leo, thân thảo, sống lâu năm. Thân dây leo dài từ 3-5m, thân non hơi dẹt, không có lông, có màu xanh hoặc tím đỏ. Rễ mọc thành chùm, rễ đốt mọc trên trụ bám. Lá mọc cách, phiến lá hình bầu dục hoặc hình tim, dài 5-10cm, rộng 2-4cm, đầu nhọn, gốc thì tròn. Hai mặt lá có màu lục hoặc mặt trên màu lục, mặt dưới màu tía. Mặt trên lá nhẵn không có lông, mặt dưới thường có nhiều lông dày hoặc không có lông, gân lá rõ ở mặt trên, cuống lá mảnh, dài 1-2cm. Lá khi vò có mùi hôi hơi khó chịu.
Hoa mọc thành cụm ở kẽ lá hoặc đầu ngọn, hoa có màu tím nhạt, không cuống, mọc thành thùy dài đến 30cm. Hoa có đài nhỏ, ống tràng hình phễu, màu tím và có lông mịn ở ngoài, nhị 5, bầu 2 ô. Quả có hính tròn, hơi dẹt, nhẵn, vỏ quả mỏng có màu nâu bóng, 2 nhân dẹp. Mỗi quả có 2 hạt dẹp màu đen.


Công dụng và cách dùng cây lá mơ

Lá mơ lông tính mát, có tác dụng nhuận gan, giải nhiệt, mạnh tỳ vị, tiêu thực, sát khuẩn, chữa phong tê thấp, tẩy giun, giải độc... nhưng thông dụng nhất vẫn là chữa các bệnh về đường tiêu hóa.
Lương y Hoàng Duy Tân cho biết, theo dược học cổ truyền, lá mơ lông vị chua, tính bình, có công dụng trừ phong hoạt huyết, chỉ thống giải độc, tiêu thực đạo trệ, trừ thấp tiêu thũng.

Sôi bụng, ăn khó tiêu: Lấy một nắm lá mơ tươi, rửa sạch, ăn kèm với cơm như rau hoặc giã nát lấy nước uống. Ăn, uống liền trong 2 - 3 ngày sẽ có kết quả.
Tiêu chảy do nóng: Khi bị tiêu chảy do nhiệt với các biểu hiện phân khẳm, nước tiểu vàng, bụng quặn đau, đầy hơi, khát nước nhiều, hậu môn nóng rát, dùng 16 gr lá mơ, 8 gr nụ sim sắc với 500 ml nước lấy 200 ml. Uống trong ngày mỗi lần 100 ml.
Đau dạ dày: Lấy 20 - 30 gr lá mơ rửa sạch, giã nát lấy nước uống mỗi ngày một lần. Kiên trì dùng sẽ có hiệu quả.
Chữa chứng bí tiểu tiện: Nếu mắc bệnh sỏi thận dẫn đến bí tiểu tiện lấy lá mơ sắc uống ngày 2 - 3 lần.
Co giật: Nghiền nát khoảng 15 - 60g lá tươi, thêm 1 bát nước ấm và một tí muối, khuấy đều và vắt lọc để lấy nước và uống trước bữa tối.
Làm lành vết thương: Một nắm lá mơ lông xay thật mịn và đắp vào vết thương. Chữa thấp khớp, bí tiểu: Lấy khoảng 15 - 60g lá tươi, đun sôi trong nước, gạn bỏ xác lá và uống nước, ngày uống một lần.

Vườn ươm Hải Đăng chuyên cung cấp cây giống lá mơ và cây dược liệu các loại tại Hà Nội. Chúng tôi giao hàng tận nơi trên toàn quốc.
Hotline tư vấn: 0966446329 - 0359642916
Web: caycanhhaidang.com

Saturday, October 27, 2018

Cung cấp giống cây thiên niên kiện giá rẻ tại Hà Nội


Cây thiên niên kiện là vị thuốc quý của người Việt Nam trong việc chữa trị các bệnh phong thấp, nhức mỏi gân xương hoặc co quắp tê bại tay chân

Đặc điểm của cây thiên niên kiện
Cây Thiên Niên Kiện có tên gọi khác là củ ráy rừng, Sơn Thục. Tiếng dân tộc gọi là củ quành. Cây Thiên Niên Kiện (có nghĩa là ngàn năm kiện tráng) tên khoa học: Homalomena amoraticae thuộc họ ráy Araciae.
Cây Thiên Niên Kiện sống lâu năm nhờ thân rễ mập, bò dài, thơm, khi bẻ ngang có xơ như kim. Lá mọc từ thân rễ, phiến lá sáng bóng, dài tới 30cm, có 3 cặp gân gốc, 7-9 cặp gân phụ. Cụm hoa là những bông mo, có mo màu xanh, dài 4-6cm, không rụng; buồng 3-4cm, ngắn hơn mo; bầu chứa nhiều noãn. Quả mọng thuôn, chứa nhiều hạt có rạch. Mùa hoa tháng 4-6, mùa quả tháng 8-10.
Cây Thiên Niên Kiện thường dùng chữa phong hàn thấp nhức mỏi các gân xương, hoặc co quắp tê bại. Trong nhân dân, Thiên niên kiện thường được dùng chữa thấp khớp, đau nhức khớp, đau dạ dày, làm thuốc kích thích tiêu hoá. Ngày dùng 5-10g dưới dạng thuốc sắc hoặc ngâm rượu.


Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây thiên niên kiện

 

Đem bầu cây giống thiên niên kiện ra trồng. Cứ 1m2 trồng 4 gốc thiên niên kiện, cuốc hốc rộng 20cm , sâu 20 cm , bón lót bằng phân chuồng hoai mục, sau đó phủ đất lại chừng 5cm tiến hành đặt bầu cây giống.
Cây thiên niên kiện có thể trồng sen dưới các tán rừng trồng ẩm ướt hoặc trồng dưới ruộng canh tác không năng suất , cây ưa bóng nhưng có khả năng chịu hạn rất tốt, năng suất trung bình 50 tấn / héc ta, thời gian thu hoạch tốt nhất trên ba năm

Vườn ươm Hải Đăng chuyên cung cấp cây giống thiên niên kiện và cây dược liệu các loại tại Hà Nội. Chúng tôi giao hàng tận nơi trên toàn quốc.
Hotline tư vấn: 0966446329 - 0359642916
Web: caycanhhaidang.com

Thursday, October 25, 2018

Cung cấp cây giống chè dây uy tín tại Hà Nội


Chè dây còn có tên Chè hoàng giang, Song nho, tên khoa học là Ampelopsis cantoniensis (Hook. et Arn) Planch., thuộc họ Nho - Vitaceae. Cây có tác dụng tốt nhất với bệnh dạ dày nhờ hoạt chất flavonoid.

Đặc điểm của cây chè dây
Đây là loài dây leo, cành hình trụ mảnh; tua cuốn đối diện với lá, chia 2-3 nhánh. Lá hai lần kép, mang 7-13 lá chét mỏng giòn, mép có răng thấp; gân bên 4-5 đôi; lá kèm gần tròn, dạng vẩy. Ngù hoa đối diện với lá có 3-4 nhánh; nụ hoa hình trứng; hoa mẫu 5. Quả mọng hình trái xoan to 6 x 5mm, chín màu đen, chứa 3-4 hạt. Cây mọc leo lên bờ bụi vùng đồi núi. Ra hoa tháng 6-7, có quả tháng 9-10.
Chè dây có thể thu hái dây lá tươi quanh năm. Cành nhỏ và lá chè dây khô dùng nấu nước uống thay chè. Nước chè dây có vị chát, sau hơi ngọt, thơm, dễ uống.
Công dụng của cây chè dây
Theo Đông y, Chè dây có vị ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, trừ phong thấp, mạnh gân cốt. Rễ cây lợi thủy tiêu thũng, giảm đau. Cành lá chè dây còn có tác dụng an thần, làm liền sẹo, diệt xoắn khuẩn Helicobacter pylori, chữa viêm dạ dày. Một số nghiên cứu tác dụng dược lý cho thấy chè dây có tác dụng chống loét dạ dày, giảm đau, kháng khuẩn, chống oxy hóa, không có độc tính cấp và bán trường diễn.

Kinh nghiệm dân gian ở nước ta dùng dây lá chữa các chứng liên quan đến bệnh đau dạ dày như ợ chua, ợ hơi, đau rát thượng vị và làm thuốc an thần, gây ngủ. Hiện nay nhiều người biết đến chè dây như là vị thuốc chữa viêm loét dạ dày, hành tá tràng có hiệu quả, không gây tác dụng phụ, không gây ngộ độc cấp tính.

Một số bài thuốc dùng chè dây

- Chữa đau dạ dày: Theo kinh nghiệm của đồng bào Tày ở Lạng Sơn, Cao Bằng, hằng ngày lấy 30-50g chè dây hãm hoặc sắc uống nhiều lần. Một đợt điều trị từ 15-30 ngày.

- Chữa cảm mạo phát sốt, hầu họng sưng đau: Rễ và thân chè dây 15-60g, sắc uống.

- Chữa phong thấp, đau nhức khớp, đau thần kinh tọa: Rễ và thân chè dây 15-30g, sắc uống. Ngoài dùng lá chè dây tươi giã nát, xào nóng, gói vào vải sạch, đắp vào chỗ đau nhức.

- Chữa áp-xe (ổ mủ do nhiễm trùng) hay tái phát: Rễ chè dây 15g, thêm nửa rượu nửa nước sắc uống, hoặc thêm thịt heo nạc hầm ăn.
Vườn ươm Hải Đăng chuyên cung cấp cây giống chè dây và cây dược liệu các loại tại Hà Nội. Chúng tôi giao hàng tận nơi trên toàn quốc.
Hotline tư vấn: 0966446329 - 0359642916
Web: caycanhhaidang.com

Tuesday, October 23, 2018

Cung cấp cây giống dành dành giá rẻ tại Hà Nội


Dành dành là vị thuốc được dùng với tên gọi Chi tử có vị đắng, tính lạnh, có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, chỉ huyết, mát huyết, tiêu viêm.

Đặc điểm của cây dành dành

Cây dành dành còn có tên gọi khác là chi tử, tên khoa học là Gardenia jasminoides ellis. Dành dành là cây thuốc nam quý, cây trưởng thành cao khoảng 2,5  đến 3m, cành mềm, thân nhẵn, lá mọc đối hay mọc vòng ba lá, lá cứng vừa, hoa mọc ở đầu  cành màu trắng đẹp, hoa có 6 cánh, hương thơm dịu nhẹ. Quả hình bầu dục có đài ở đuôi quả, quả, có 4-7 cánh dọc theo quả, quả dành dành chưa chín màu xanh, khi chin chuyển sang màu vàng.
Quả dành dành chín được thu hái và phơi hoặc sấy khô làm thuốc, thường thu hoạch vào tháng 11 đến tháng 12. Các cây dành dành mới trồng cho quả to và vỏ dày, ngược lại cây dành dành lâu năm cho quả nhỏ hơn và vỏ mỏng hơn.

Công dụng của cây dành dành
Quả dành dành, rễ dành dành và lá dành dành đều có thể làm thuốc chữa bệnh rất tốt
Một số bệnh và bài thuốc với quả dành dành như sau: quả dành dành có một chất màu vàng là gardenin. Ngoài ra còn có tannin, tinh dầu và chất pectin. Gardenin có tác dụng ức chế và làm giảm lượng sắc tố mật trong máu, nên được dùng để trị bệnh hoàng đản ( vàng da). Nước sắc dành dành cũng có tác dụng kháng sinh đối với một số vi trùng, tác dụng hạ áp, tăng bài tiết dịch mật.
Vị thuốc được dùng với tên gọi Chi tử có vị đắng, tính lạnh, có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, chỉ huyết, mát huyết, tiêu viêm.
Thường được dùng chữa viêm gan nhiễm trùng vàng da, ngoại cảm phát sốt, mất ngủ, viêm kết mạc mắt, loét miệng, đau răng, người hay chảy máu cam, thổ huyết, tiểu tiện ra máu, trong người nóng gây tiểu tiện ít và khó đi, viêm thận, phù thũng. Có thể dùng quả khô với liều từ 6-12g, hoặc rễ khô 20-40g, dạng thuốc sắc. Dùng ngoài, nghiền quả và thêm ít nước hoặc rượu trắng để đắp trị đinh nhọt, lở loét và bong gân..
Quả dành dành chín cho màu vàng rất đẹp vì vậy người ta dùng dành dành để nhuộm màu cho thực phẩm như xôi, thạch, bánh kẹo… vừa đẹp vừa an toàn

Vườn ươm Hải Đăng chuyên cung cấp cây giống dành dành và cây dược liệu các loại tại Hà Nội. Chúng tôi giao hàng tận nơi trên toàn quốc.
Hotline tư vấn: 0966446329 - 0359642916
Web: caycanhhaidang.com