Friday, November 30, 2018

Công dụng và cách dùng cây vối nếp chữa bệnh


Từ lâu nhân dân ta đã biết sử dụng lá vối hay nụ vối để nấu hay hãm trà lấy nước uống thường ngày. Đặc biệt nó lại giàu dược tính nên được dùng làm thuốc chữa trị nhiều bệnh chứng hiệu quả.
Vối được sử dụng có hai loại, một loại lá nhỏ hơn bàn tay, màu vàng xanh gọi là vối kê hay vối nếp; còn loại lá to hơn bàn tay, hình thoi, màu xanh thẫm gọi là vối tẻ. Hoa thành chùm tới hàng trăm nụ đan cài vào nhau và nở vào xuân, quả vối chín có màu đỏ thẫm giống quả bồ quân, ăn hơi chát và vị hơi đắng.

Công dụng và cách dùng cây vối nếp
Theo các kết quả nghiên cứu trên động vật, các nhà khoa học của Viện dinh dưỡng quốc gia và Đại học phụ nữ Nhật Bản đã rút ra kết luận: Nụ vối có khả năng hạn chế tăng đường huyết sau ăn và hỗ trợ ổn định đường huyết, hỗ trợ giảm lipid máu, phòng ngừa biến chứng của đái tháo đường khi điều trị lâu dài mà được sử dụng nước nụ vối uống thường xuyên.
Theo Đông y lá vối có tác dụng kiện tỳ, giúp ăn ngon, tiêu hóa tốt. Chất đắng có trong vối sẽ kích thích tiết nhiều dịch tiêu hóa; mặt khác chất tanin lại bảo vệ niêm mạc ruột, còn chất tinh dầu có tính kháng khuẩn cao nhưng không làm tổn hại đến những loại vi khuẩn có ích cư trú tại ống tiêu hóa.
Lá vối nếp nấu nước uống có khả năng trợ giúp chữa trị các bệnh chứng hoặc  các tổn thương như bỏng, viêm gan, vàng da, viêm da lở ngứa. Đông y còn dùng vỏ cây vối làm thuốc gọi là hậu phác; được sử dụng để trị đau bụng, đầy trướng ăn không tiêu, nôn mửa...
Trị đau bụng đi ngoài: Lá vối 3 cái, vỏ ổi rộp 8g, núm quả chuối tiêu 10g. Cùng thái nhỏ phơi khô sắc với 400ml nước, còn 100ml chia 2 lần uống trong ngày, dùng liền 2 – 3 ngày.

Chữa đầy bụng, không tiêu: Vỏ thân cây vối 6 – 12g, sắc kỹ lấy nước đặc uống 2 lần trong ngày. Hoặc nụ vối 10 – 15g, sắc lấy nước đặc uống 3 lần trong ngày.
Chữa lở ngứa, chốc đầu: Lấy lá vối lượng vừa đủ nấu kỹ lấy nước để tắm, rửa nơi lở ngứa và gội đầu chữa chốc lở.
Giúp giảm mỡ máu, hỗ trợ tiểu đường: Nụ vối 15 – 20g, hãm lấy nước vối uống thay trà trong ngày hay nấu thành nước đặc chia 3 lần uống trong ngày, cần uống thường xuyên.
Vườn ươm Hải Đăng chuyên cung cấp giống cây vối nếp và giống cây dược liệu các loại tại Hà Nội. Chúng tôi giao hàng tận nơi trên toàn quốc.
Hotline tư vấn: 0966446329 - 0359642916
Web: caycanhhaidang.com

Wednesday, November 28, 2018

Nhận biết cây thông đất, cách dùng thông đất chữa bệnh


Bệnh Alzheimer hay còn gọi là bệnh teo não. Đây là một căn bệnh phổ biến thường gặp ở người già, biểu hiện của bệnh đó là chứng hay quên, suy giảm khả năng ghi nhớ.


Cây thông đất là một trong số rất ít những vị thuốc có tác dụng điều trị chứng sa sút trí tuệ, giảm trí nhớ ở người già hay còn gọi là bệnh Alzheimer.

Thông đất mọc lên trên mặt đất, vươn cao thân từ 30-50cm. Chiều cao của cây sẽ thấp hơn nếu ở những nơi khô cằn. Cây thuộc loại thân thảo, lá nhọn, dài mọc đối xứng nhau tương tự như cây thông bình thường. Cây không có hoa và quả, bộ phận sinh sản là bào tử. Từ thân cho tới rễ cây đều được dùng làm thuốc chữa bệnh.

Tác dụng chữa bệnh của cây thông đất

Thông đất là loại dược liệu quý, được biết đến với công dụng cải thiện suy giảm trí nhớ.
Theo Đông y, cây này có vị đắng, cay, tính ấm. Lá thông đất có vị ngọt, hơi đắng, tính bình. Nhìn chung, cây này có tác dụng khu phong khử thấp, thư cân hoạt huyết. Dược liệu thanh can minh mục, khu phong chỉ khái, giải độc tiêu viêm, chỉ huyết an thai, thư cân hoạt huyết.
Mặc dù thông đất là loại dược liệu rất quý nhưng vẫn có chứa độc tố. Liều lượng sử dụng cần theo chỉ định của bác sĩ. Khi đang điều trị bằng dược liệu này nên kiêng chất kích thích.

Một số bài thuốc điều trị bệnh từ thông đất
Hỗ trợ điều trị suy nhược thần kinh, suy giảm trí nhớ: 7g thông đất khô, 10g viễn chí. Đem 2 vị thuốc này sắc với 800ml nước cho tới khi còn lại 400ml thì chia làm 3 phần uống trong ngày. Kiên trì sử dụng bài thuốc này ít nhất 1 tháng.
Điều trị bệnh gan: 10g thông đất khô, 30g cà gai leo khô. Đun thuốc với 1l nước cho tới khi cạn còn 700ml thì chia đều thành 3 – 4 chén uống trong ngày.
Hỗ trợ điều trị phong thấp nhức xương, ho mãn tính: dùng 5g thông đất sắc lấy nước uống hàng ngày.
Ngoài ra, người ta còn dùng vị thuốc này để điều trị các chứng bệnh ở trẻ nhỏ như: ra mồ hôi trộm, bí tiểu, di chứng sốt cao bại liệt.

Vườn ươm Hải Đăng chuyên cung cấp cây thông đất thảo dược nguyên chất các loại tại Hà Nội. Chúng tôi giao hàng tận nơi trên toàn quốc.
Hotline tư vấn: 0966446329 – 0359642916
Web: caycanhhaidang.com

Monday, November 26, 2018

Hướng dẫn cách trồng chè xanh trong chậu - Cây cảnh Hải Đăng


Ngoài tác dụng giải khát, khử đờm, làm sáng mắt, lợi tiểu, nâng cao độ tinh tường, làm tỉnh táo tinh thần… uống trà (chè) còn có thể phòng và chữa bệnh rất tốt.



Dụng cụ trồng

Để trồng chè xanh, bạn có thể tận dụng bao nion, bao xi măng, chậu, khay, thùng xốp có sẵn trong nhà hoặc mảnh đất trống trong vườn để trồng chè xanh. Lưu ý: Dưới đáy khay đục lỗ để thoát nước.

Đất trồng

Cây chè xanh có thể phát triển tốt ở nhiều loại đất khác nhau. Tuy nhiên, cây sẽ xanh tốt hơn ở những nơi có khả năng thoát nước tốt, nhiều ánh sáng và có độ pH từ 5,5 - 7. Bạn có thể mua đất sẵn hoặc tiến hành trộn đất với phân bò hoai mục, phân gà, phân trùn quế, vỏ trấu, xơ dừa, than bùn, mùn hữu cơ…

Giống cây

Chọn giống chè có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt, thích ứng mạnh với điều kiện đất trồng của địa phương. Để đỡ mất thời gian, bạn có thể tìm mua giống ở các vựa giống.

Cách trồng cây chè xanh

Xé bỏ lớp bao ni-long, đặt bầu chè xuống, lấp đất lèn chặt xung quanh, rồi lấp một lớp đất tơi xốp kín lên mặt bầu 1cm, sau trồng phủ cỏ rác theo rạch chè rộng 40cm và tưới cho chè.


Cách chăm sóc

Thời gian đầu mới trồng, tưới nước ngày 2 lần vào sáng sớm và chiều mát. Khoảng 10 ngày sau đó, chè bắt đầu bén rễ thì 1 tuần chỉ cần tưới khoảng 2 lần.

Sau khi làm cỏ 4 - 5 ngày thì tiến hành bổ sung, tấp tủ bằng cây phân xanh nhằm che nắng cho gốc cây chè và tăng lượng mùn cho đất. Khi cây trà cao 50cm thì bắt đầu cắt ngang cách gốc 20cm nhằm giúp cây đâm nhiều nhánh.

Khi trồng chè được khoảng 20 ngày, tiến hành bón lót bằng phân hữu cơ, phân bò, phân dê, phân trùn quế… Cứ 1 tháng tiến hành bón 1 đợt. Mỗi lần bón kết hợp làm cỏ và vun xới.

Thu hoạch

Sau khi trồng chè được khoảng 2 - 3 tháng thì có thể hái lá trà để dùng. Chọn những lá không bị dị tật, không bị sâu và nên thu hoạch vào buổi sáng sớm là thích hợp nhất để có thể giữ nguyên vẹn được vị ngon.

Chúc các bạn thành công!

Saturday, November 24, 2018

Công dụng và cách dùng sung khô chữa bệnh


Sung là một loại quả ăn rất bình dị, loại quả này không những là một loại đồ ăn ngon, bổ dưỡng mà còn là một vị thuốc với nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Theo y học cổ truyền quả sung có vị ngọt, tính mát. Có tác dụng hoạt huyết, kiện tỳ, ích vị, nhuận tràng. Ngày nay các nghiên cứu cho thấy quả sung sau khi được phơi khô có rất nhiều dưỡng chất quý và tốt cho sức khỏe. Sung khô có tác dụng điều trị được nhiều loại bệnh khác nhau.


Đều trị bệnh sỏi mật, sỏi gan: Mỗi ngày lấy 200 gam quả sung khô đem sắc với 4 bát nước, sắc cạn còn 1 bát rồi chia ra uống trong ngày. Theo kinh nghiệm của lương y Sang bệnh nhân chỉ cần sử dụng liên tục cách trên từ 2 đến 3 tháng là sẽ hết sỏi.

Điều trị bệnh béo phì: Trong quả sung có chứa hàm lượng chất xơ rất cao nên nó có tác dụng giảm sự tích tụ mỡ trong cơ thể.

Điều trị chứng tiêu hóa kém bệnh đường ruột: Từ xưa quả sung đã được dùng để tăng cường tiêu hóa. Quả sung phơi khô cũng có tác dụng giúp kích thích tiêu hóa, hỗ trợ điều trị bệnh đại tràng, bệnh tiêu hóa kém.

Hỗ trợ điều trị bệnh ung thư: Trong quả sung có chứa nhiều hoạt chất chống Oxy hóa, chính những hoạt chất này đã góp phần ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư, kiềm chế sự phát triển của các khối u.

Hỗ trợ điều trị bệnh trĩ: Từ xưa dân gian đã sử dụng quả sung là một trong những vị thuốc dùng để điều trị chứng lòi dom, trĩ ngoại, trĩ nội.

Ngày nay do lối sống thời hiện đại mà rất nhiều người mắc bệnh trĩ, sử dụng quả sung khô được xem là một giải pháp tốt cho những bệnh nhân mắc trĩ nội và Trĩ ngoại.

Tác dụng điều trị đau nhức xương khớp: Quả sung có tính hoạt huyết, giúp tăng cường lưu thông máu chính vì vậy sử dụng quả sung sẽ giúp bạn điều trị được các chứng bệnh đau nhức xương khớp do khí huyết lưu thông kém (Biểu hiện: Đau mỏi lưng sau khi ngủ dậy, đau đầu chóng mặt, hoa mắt….)

Trong quả sung khô có chứa hàm lượng canxi khá cao, chiếm khoảng 3%. Bởi vậy sử dụng quả sung khô hàng ngày có rất nhiều lợi ích cho hệ xương khớp của bạn.
Cách dùng sung khô 
- Sắc uống: Quả khô 30g sắc nước uống hàng ngày.
- Ngâm rượu: 1kg quả khô ngâm với 3 lít rượu. Ngâm 1 tháng là dùng được.

Vườn ươm Hải Đăng chuyên cung cấp sung khô và thảo dược nguyên chất các loại tại Hà Nội. Chúng tôi giao hàng tận nơi trên toàn quốc.
Hotline tư vấn: 0966446329 – 0359642916
Web: caycanhhaidang.com

Thursday, November 22, 2018

Công dụng và cách dùng hoa phù dung chữa bệnh

Hoa phù dung một loại hoa được nhiều người biết đến với vẻ đẹp tuyệt vời, được sử dụng để trang trí ban công, sân vườn… Không chỉ có vậy loài hoa này còn có rất nhiều tác dụng chữa bệnh như chữa bỏng, ung nhọt, viêm khớp và nhiều loại bệnh khác.


Trong dân gian cây hoa phù dung còn được gọi với tên gọi khác như Địa Phù Dung, Mộc Liên, Túy Tửu Phù Dung, Sương Giáng hoặc Cự Sương. Tên khoa học là Hibiscus Mutabilis L.

Hoa phù dung thường nở rộ mỗi khi đến mùa sương giáng cho đến hết mùa đông. Hoa khi nở có kích thước lớn, bông to khoảng 10-15cm, có dạng cánh xốp mềm như hoa giấy. Hoa có khả năng thay đổi màu theo thời gian trong ngày, sáng màu trắng, chiều màu hồng và tối có màu đỏ sẫm.

Công dụng cây hoa phù dung

Không chỉ là lọai cây cho bóng mát, chống bụi vào mùa hè, là cây trang trí với màu sắc hoa độc đáo. Phù dung còn được biết đến với rất nhiều công dụng hữu ích từ hoa, lá, rễ và thậm chí là hạt.
Theo đông y, phù dung có vị cay, tính mát, có tác dụng giải độc thanh nhiệt, chữa phù thũng, giảm đau,…


Chữa bỏng: 15g hoa phù dung, 9g thanh đại tán thành bột rồi trộn cùng dầu vừng, sau bôi hỗn hợp vào vết bỏng, ngày 3 lần. Hoặc đơn giản hơn là dùng một lượng vừa đủ hoa tươi ngâm trong dầu ăn cho đến khi hoa chìm thì bỏ bã, cho phần dầu đó vào bình đựng dùng dần, mỗi lần dùng bông thấm lên vết bỏng 2-3 lần trong ngày.

Chữa ung nhọt: Có thể trực tiếp đem lá hoặc hoa phù dung tươi giã nát và đắp vào mụn nhọt, nếu mụn mới sẽ đỡ đau và tiêu đi, nếu mụn chin thì sẽ nhanh vỡ mũ và khô.

Điều trị viêm khớp: dùng 15g hoa phù dung với 15g đậu đỏ nhỏ hạt, nghiền nhỏ, trộn với mật ong và đắp lên chỗ khớp bị viêm. Liệu trình trong 5 ngày, mỗi ngày 1 lần vào buổi tối. Hoặc có thể thay bằng lá phù dung khô, tán bột trộn với mật ong và đắp.

Chữa bệnh ho ra máu: sắc lấy nước uống từ 9-10 bông phù dung, ngày dùng 2-3 lần.

Kinh nguyệt ra nhiều: cho 10-15g hoa phù dung mới nở, còn màu trắng phơi khô rồi sắc lấy nước với 200ml mước, cho đến khi chắt được còn 50ml, uống ngày 1 ngày. Liệu trình 7 ngày.

Đau mắt đỏ: lá phù dung được phơi khô trong bóng râm, đem tán mịn trộn với nước tạo thành hộn hợp bột nhão, đắp lên 2 bên thái dương, dùng bang dính cố định, thay ngày 2-3 lần.

ờn ươm Hải Đăng chuyên cung cấp giống cây hoa phù dung giống cây dược liệu các loại tại Hà Nội. Chúng tôi giao hàng tận nơi trên toàn quốc.
Hotline tư vấn: 0966446329 - 0359642916
Web: caycanhhaidang.com

Tuesday, November 20, 2018

Mua giống cây chàm mèo ở đâu Hà nội


Cây chàm mèo ngoài công dụng nhuộm vải, chàm mèo còn được biết đến như một cây thuốc quý. Bộ phận dùng làm thuốc là lá (lá được chế biến khô gọi là thanh đại), thân và rễ gọi là bản lam căn.


Đặc điểm của cây chàm mèo

Chàm mèo còn có tên khác là chàm lá to, là loại cây nhỏ cao 40-80cm (có khi đến 2m). Thân nhẵn, phân nhánh nhiều, phình lên ở các mấu. Lá mọc đối, hình trái xoan hay bầu dục thon, mép có răng hay khía tai bèo, các lá cùng một đôi thường không bằng nhau. Hoa mọc so le hay mọc đối, xếp thành bông ít hoa. Quả nang dài, không lông. Bộ phận dùng làm thuốc là lá và rễ, lá thu hái lúc giai đoạn bánh tẻ (không non quá hoặc già quá), đem về phơi khô.

Công dụng và cách dùng cây chàm mèo

Theo y học cổ truyền, chàm mèo có vị đắng nhạt, tính lạnh, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, mát máu, tiêu ban mẩn, cầm máu... thường được dùng chữa bệnh như sau:


Hạ sốt, khát nước: Lá chàm mèo khô 15g (tươi 30g), kim ngân hoa 30g, thạch cao sống 20g. Sắc uống ngày một thang, chia 2 - 3 lần.

Cầm máu vết thương: Lấy thân rễ gừng gió giã nát cùng lá chàm mèo, đắp vào vết thương băng giữ.

Chữa cảm mạo phong nhiệt: Rễ chàm mèo 15g, đại thanh diệp 10g, cát cánh 10g, bạc hà 9g, sinh cam thảo 3g. Sắc lấy 200ml uống một lần ngày một thang, uống 2 - 3 thang

Chữa viêm da do tiếp xúc với thuốc bảo vệ thực vật hoặc sâu bọ đốt: Lá chàm mèo 30g, xích thược 20g, hồng hoa 10g, đào nhân 15g, tạo thích 30g, sơn giáp sao 10g. Sắc uống ngày một thang, bã thuốc đem đun lại 2 lần, lấy nước rửa nơi bị bệnh.                        

ờn ươm Hải Đăng chuyên cung cấp giống cây chàm mèo giống cây dược liệu các loại tại Hà Nội. Chúng tôi giao hàng tận nơi trên toàn quốc.
Hotline tư vấn: 0966446329 - 0359642916
Web: caycanhhaidang.com