Cây
chàm mèo ngoài công dụng nhuộm vải, chàm mèo còn được biết đến như một cây
thuốc quý. Bộ phận dùng làm thuốc là lá (lá được chế biến khô gọi là thanh
đại), thân và rễ gọi là bản lam căn.
Đặc
điểm của cây chàm mèo
Chàm mèo còn có tên khác là chàm lá to, là loại
cây nhỏ cao 40-80cm (có khi đến 2m). Thân nhẵn, phân nhánh nhiều, phình lên ở
các mấu. Lá mọc đối, hình trái xoan hay bầu dục thon, mép có răng hay khía tai
bèo, các lá cùng một đôi thường không bằng nhau. Hoa mọc so le hay mọc đối, xếp
thành bông ít hoa. Quả nang dài, không lông. Bộ phận dùng làm thuốc là lá và
rễ, lá thu hái lúc giai đoạn bánh tẻ (không non quá hoặc già quá), đem về phơi
khô.
Công
dụng và cách dùng cây chàm mèo
Theo y
học cổ truyền, chàm mèo có
vị đắng nhạt, tính lạnh, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, mát máu, tiêu ban
mẩn, cầm máu... thường được dùng chữa bệnh như sau:
Hạ
sốt, khát nước: Lá chàm
mèo khô 15g (tươi 30g), kim ngân hoa 30g, thạch cao sống 20g. Sắc uống ngày một
thang, chia 2 - 3 lần.
Cầm
máu vết thương: Lấy thân rễ gừng gió giã nát cùng lá
chàm mèo, đắp vào vết thương băng giữ.
Chữa
cảm mạo phong nhiệt: Rễ chàm mèo 15g, đại thanh diệp 10g, cát
cánh 10g, bạc hà 9g, sinh cam thảo 3g. Sắc lấy 200ml uống một lần ngày một
thang, uống 2 - 3 thang
Chữa
viêm da do tiếp xúc với thuốc bảo vệ thực vật hoặc sâu bọ đốt: Lá chàm
mèo 30g, xích thược 20g, hồng hoa 10g, đào nhân 15g, tạo thích 30g, sơn giáp
sao 10g. Sắc uống ngày một thang, bã thuốc đem đun lại 2 lần, lấy nước rửa nơi
bị
bệnh.
Vườn
ươm Hải Đăng chuyên cung cấp giống cây chàm mèo và giống cây dược liệu các loại tại Hà Nội. Chúng tôi giao hàng tận nơi trên
toàn quốc.
Hotline tư vấn:
0966446329 - 0359642916
Web: caycanhhaidang.com
No comments:
Post a Comment