Friday, June 29, 2018

Quy trình kỹ thuật trồng cây bạch chỉ


Bạch chỉ còn có tên gọi khác là bách chiểu, chỉ hương, cửu lý trúc căn, đỗ nhược, hòe hoàn, lan hòe, linh chỉ, ly hiêu, phương hương... Cây cao 0,5-1m hay hơn, sống lâu năm. Dưới đây, vườn ươm Hải Đăng sẽ hướng dẫn các bạn kỹ thuật trồng cây bạch chỉ


1. Thời vụ trồng, đất trồng và giống
Thời vụ gieo trồng: Thời vụ của trồng của bạch chỉ là từ tháng 9-11.

Xử lí hạt giống trước khi gieo: Ngâm hạt giống trong nước ấm 35-400C và ủ hạt cho tới khi hạt nảy mầm. Truong khi ủ phải thường xuyên dội nước để tránh khỏi bị vón cục. Trước khi gieo mầm hạt đã nhú, thì trộn với tro bếp hoặc cát để gieo cho đều.

Đất trồng: Bạch chỉ ưa đất tơi xốp, đất pha cát hoặc đất mùn. Đất trồng bạch chỉ phải được cày bừa kỹ để diệt sâu bọ. Luống gieo hạt cao từ 15-2cm bề mặt rộng 60-70 cm. Rắc phân hữu cơ trên luống rồi xới xáo đất cho thật mịn. Sau khi gieo hạt lại phủ lên hạt 1 lớp đất mịn cùng rơm rạ để giữ ẩm.

Cách gieo hạt: Trên mặt luống bổ những hốc thẳng theo hang dọc, mỗi hốc cách nhau 20-25cm.Bón phân hoai mục vào từng hốc, mỗi hốc gieo 3-5 hạt. Khi lên khỏi mặt đất thì phủ rơm rạ trên mặt luống để giữ ẩm.

Sau 40-50 ngày khi cây cao 10-15cm thì đem cây ra vườn ươm để trồng. Trước khi đưa cây ra vườn ươm trồng phải ngừng bón phân đạm cho cây trước 10 ngày để cây cứng cáp. Cần chú ý khi đào cây con phải thật cẩn thận để rễ cây không bị sứt, hỏng. Cách gieo hạt này sẽ cho những củ to, mập mạp có chất lượng tốt.


Khi cây lên 2 lá mầm thì pha loãng phân đạm để bón thúc cho cây. Sau 20-25 ngày lại bón thúc 1 lần, lần sau tăng nông độ đạm cao hơn so với lần trước.
Cần làm cỏ tỉa bớt cành sao cho đến lúc cây 15-20 cm thì khoảng cách cây là 25-30 cm.
Thường xuyên vun gối để cây phát triển tốt.
Phòng trừ sâu bệnh: Khi nhiệt độ ngoài trời xuống thấp hoặc có mưa phùn thì loài sâu xám phá cây bắt đầu xuất hiện. Nên sử dụng thuốc hoá chất để trừ sâu.
Bạch chỉ ít mắc bệnh mà chỉ hay bị chết do ngập úng. Cách phòng chống tốt nhất là tháo nước ngay sau khi trời mưa.

 

4. Thu hoạch
Sau khi gieo trồng 6-7 tháng thì bắt đầu thu hoạch bạch chỉ. Vào thời điểm này lá cây cứng, úa vàng, một số cây đã trổ ngồng hoa.
Cắt phần trên mặt đất vào ngày nắng rồi đào lấy phần rễ cây.

Tuesday, June 19, 2018

Hướng dẫn cách trồng và chăm sóc cây atiso đỏ tại nhà


Hoa Atiso đỏ (hoa bụp giấm) ngâm với đường và mật ong có tác dụng mát gan, giải nhiệt cho cơ thể, có thể phòng rôm sảy, mụn nhọt, táo bón.... Hôm nay, vườn ươm Hải Đăng sẽ hướng dẫn các bạn cách trồng cây và chăm sóc cây atiso đỏ tại nhà

1. Chuẩn bị dụng cụ trồng và đất trồng
Dụng cụ trồngBạn có thể tận dụng bao xi măng, chậu, khay, thùng xốp có sẵn trong nhà hoặc mảnh đất trống trong vườn để trồng cây atiso đỏ. Lưu ý: Dưới đáy khay đục lỗ để thoát nước.
Đất trồng: Cây atisô đỏ thích hợp với điều kiện đất nhiệt trung bình, hàm lượng hữu cơ 5 - 7%, giữ ẩm và thoát nước tốt. Độ pH thích hợp là 6 - 6,5.
Bạn có thể mua đất sẵn hoặc tiến hành trộn đất với phân bò hoai mục, phân gà, phân trùn quế, vỏ trấu, xơ dừa, than bùn, mùn hữu cơ… Nên bón lót với vôi rồi phơi ải từ 7 - 10 ngày trước trồng để xử lý các mầm bệnh có trong đất.
Giống cây: Cây atisô đỏ thường được trồng bằng hạt. Khi mua chú ý lựa chọn hạt giống chất lượng, có tỉ lệ nảy mầm cao, không chất bảo quản.


2. Cách trồng cây atiso đỏ
Trước khi gieo nếu thời tiết và đất khô có thể ngâm nước khoảng 2 - 3 tiếng để trưng hạt, giúp nảy mầm tốt hơn.
Gieo thẳng mỗi hốc từ 2 - 3 hạt (mỗi hạt cách nhau 3 - 5cm). Khi cây con mọc cao 20cm, tỉa bớt cây xấu, chỉ để lại một cây tốt phủ đất tơi dày 3cm. Sau khi gieo xong tiến hành tưới nước bằng vòi phun nhẹ.

3. Chăm sóc cây atiso đỏ

Vào mùa khô, ngày tưới nước 2 lần vào lúc sáng sớm và chiều mát cho cây atisô đỏ. Khi bước sang mùa mưa, chú ý tháo nước để tránh tình trạng cây bị ngập úng.

Sau khi trồng khoảng 15 - 20 ngày, tiến hành bón lót đợt 1 bằng phân hữu cơ, phân bò, phân dê, phân trùn quế… Cứ khoảng 20 ngày bón 1 đợt.

Suốt mùa vụ, tiến hành vun xới từ 2 - 3 lần cho cây. Thường xuyên làm cỏ dại để tránh tình trạng cỏ ăn mất chất dinh dưỡng.

4. Thu hoạch

Sau 45 - 50 ngày kể từ khi ra hoa đầu tiên có thể thu hoạch được. Nên hái vào lúc nắng để phơi đài quả cho nhanh khô, không bị mưa ẩm, mốc làm hỏng bông atisô đỏ.

Chúc các bạn thành công!

Bán cây bạc thau - Tác dụng cây bạc thau


Cây bạc thau mọc trong tự nhiên lá có lông min, trông giống như màu của nhôm nên người ta gọi như vậy. Bạc thau là vị thuốc trong tự nhiên thường dùng chữa bệnh sốt rét, viêm phế quản ... Hôm nay, cây cảnh Hải Đăng sẽ cùng các bạn tìm hiểu về tác dụng chữa bệnh của cây bạc thau.



1. Mô tả về cây bạc thau

Là cây dây leo, thân có nhiều lông màu trắng bạc. Lá nguyên, mọc so le, hình bầu dục hay trái xoan, mặt trên nhẵn, xanh sẫm, mặt dưới có nhiều lông mịn màu trắng bạc. Cụm hoa ở nách lá hay ở ngọn thân, hình đầu hay hình tán, cuống hoa có lông tơ trắng bạc. Hoa đều, lưỡng tính, mặt ngoài của lá đài cũng có ánh bạc. Quả mọng hình cầu, khi chín màu đỏ, hạt hình trứng, màu nâu.
Mùa hoa quả cây bạc thau tháng 6-7 cho đến tháng 11.
Bộ phận dùng: Ðoạn thân mang lá; có khi dùng cả rễ
Nơi sống và thu hái: Cây mọc hoang ở nhiều nơi, ven bờ bụi. Có thể thu hái thân, lá quanh năm. Lá thường dùng tươi. Cành lá, rễ đem về rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô.



2. Tính vị và tác dụng của cây bạc thau

Tính vị, tác dụng: Bạc Thau có vị hơi chua, hơi đắng nhạt, tính mát, không độc, có tác dụng thanh nhiệt, lợi thuỷ, giải độc, sát trùng, tiêu viêm.

Công dụng: Thường dùng trị bí tiểu tiện, đi đái ít một rát buốt, nước tiểu đục, bạch đới, ngứa lở, mụn nhọt, sốt rét, ho, viêm phế quản cấp, và mạn. Ngày dùng 20-40g tươi hoặc 12-20 khô, dạng thuốc sắc.

3. Một số bài thuốc với cây bạc thau

- Bạch đới: Lá Bạc thau và lá Mò (Xích đồng nam, Bạch đồng nữ) mỗi vị 30-40g giã vắt lấy nước uống trong hay sắc uống.
- Ho trẻ em: Lá Bạc thau, lá Chua me, lá Xương sông mỗi vị 6-8g giã vắt lấy nước cốt cho uống.
- Sưng tấy, mụn nhọt, mẩn ngứa: Lá Bạc thau tươi giã đắp.
- Kinh nguyệt không đều: Bạc thau 20g, Rau dền gai 8-16g sắc nước uống. Lá bạc thau 10g, rễ xích đồng nam 10g, vỏ thân mía tía 10g, rễ cỏ tranh 10g, rễ móc diều 8g, cỏ hàn the 8g, lá huyết dụ 8g. Phơi khô. Sắc uống.
- Rong huyết, rong kinh: lá Bạc Thau giã nhỏ chế nước nguội vào, vắt lấy nước cốt uống, và lấy bã đắp lên đỉnh đầu (Nam được thần hiệu). Hoặc dùng lá Bạc thau, lá Ngải cứu, lá Bạch đầu ông mỗi vị 20g giã nhỏ, lọc nước uống.

Monday, June 18, 2018

Hình ảnh cây ba chẽ - Tác dụng cây ba chẽ


Cây ba chẽ là cây thuốc, bộ phận thường được sử dụng là lá ba chẽ khô, cây ba chẽ còn gọi là niễng đực, đậu bạc đầu, ván đất,... Cây ba chẽ thường mọc hoang ở nhiều nơi, lá và quả của cây tác dụng chữa lỵ rất hiệu quả.

1. Mô tả cây ba chẽ
Cây nhỏ cao 2-3m, thân tròn, cành non hình tam giác dẹt. Lá kép gồm ba lá chét, hình trứng, mép nguyên, cái ở giữa lớn hơn cái hai bên. Mặt dưới lá màu trắng bạc, lá non có lông trắng ở cả hai mặt. Hoa màu trắng tụ họp ở nách lá.  Quả đậu có lông, thắt lại ở các hạt.
Bộ phận dùng: Lá, thu hái lá vào mùa xuân hè. Dùng tươi hay phơi khô, hoặc sấy ở nhiệt độ 50-600, có thể sao cho hơi vàng để có mùi thơm.

2. Thành phần và công dụng cây ba chẽ
Thành phần hoá học: Lá chứa tanin, flavonoid, acid hữu cơ và alcaloid.
Tính vị, tác dụng: Cây có tác dụng kháng khuẩn chống viêm.
Công dụng cây ba chẽ, chỉ định và phối hợp: Nhân dân thường dùng lá để chữa lỵ, trực khuẩn, hội chứng lỵ,ỉa chảy và rắn cắn. Cũng có khi dùng chữa bệnh tê thấp.
Liều dùng: 20-30 (hay 50) gam lá, sao vàng sắc uống hoặc nấu cao mềm uống.
3. Bài thuốc từ cây ba chẽ
- Chữa lỵ: Lá Ba Chẽ phơi khô, sao vàng 30-50g, thêm nước, đun sôi 15-30 phút. Chia hai lần uống trong ngày. Uống liên tục trong 3-5 ngày, tuỳ theo bệnh nhẹ hay nặng. Có thể phối hợp với Ké hoa đào, cùng liều lượng để sắc uống.
- Rắn cắn: Lá Ba Chẽ tươi giã nát hay nhai nuốt nước, lấy bã đắp.

Sunday, June 17, 2018

Cây ba chạc chữa được những bệnh gì

Theo y học cổ truyền, ba chạc có tác dụng thanh nhiệt, chống ngứa, giảm đau… Lá và cành tươi nấu với nước để rửa các vết thương, vết loét, chốc đầu, chữa mẩn ngứa, ghẻ lở,… Hôm nay, vườn ươm Hải Đăng sẽ giúp các bạn tìm hiểu tác dụng chữa bệnh của cây ba chạc.




1. Đặc điểm cây ba chạc


Ba chạc còn có tên khác là chè đắng, chè cỏ, cây dầu dầu. Lá có 3 lá chét, với lá chét nguyên. Cụm hoa ở nách các lá và ngắn hơn lá. Quả nang, thành cụm thưa, có 1 - 4 hạch nhẵn, nhăn nheo ở cạnh ngoài, chứa mỗi cái một hạt hình cầu đường kính 2mm, đen lam, bóng. Cây hoa ra hoa vào tháng 4 - 5, quả tháng 6 - 7. Nghiên cứu cho thấy, rễ ba chạc chứa alcaloid, lá có tinh dầu thơm nhẹ.
Bộ phận dùng làm thuốc là lá, cành, thân, rễ. Rễ và lá thu hái quanh năm đem về rửa sạch, rễ thái nhỏ và phơi khô ngoài nắng. Lá sấy khô hay phơi trong râm.



2. Một số bài thuốc chữa bệnh từ cây ba chạc

Bài 1: Dùng cho phụ nữ sau sinh (giúp ăn ngon, dễ tiêu) và lợi sữa: Rễ ba chạc 10g, sắc uống thay trà hàng ngày. Hoặc lá ba chạc 16g cho vào ấm đổ 6 bát con nước, sắc nhỏ lửa 30 phút, còn 3 bát nước thuốc, chia 3 lần uống trong ngày. Dùng liền 1 tuần.

Bài 2: Chữa mẩn ngứa, ghẻ: Hái một nắm lá to cả cành non cây ba chạc, khoảng 50 - 100g, để tươi, rửa sạch, đun sôi với 4 - 5 lít nước trong 30 phút đến 1 giờ. Đợi khi nước ấm, dùng để tắm, lấy bã xát mạnh vào các nốt ngứa ghẻ. Ngày tắm nước này một lần. Tắm đến khi khỏi.

Bài 3: Chữa tê thấp, xương đau nhức: Lá ba chạc tươi, lá tầm gửi cây sau sau, mỗi thứ một nắm, rửa sạch, giã nát băng đắp vào chỗ đau nhức. Ngày làm 1 lần, trong 7 - 10 ngày


Bài 4: Điều hòa kinh nguyệt: Rễ ba chạc 12g, cho vào ấm đổ 6 bát con nước, sắc còn 3 bát nước thuốc, chia 3 lần uống trong ngày. Uống trước chu kỳ kinh 15 ngày.

Friday, June 15, 2018

Vi deo giới thiệu công dụng phòng chống ung thư của cây xạ đen

Cây xạ đen có tên khoa học là Celas trus hindsii Benth. Trong dân gian còn được gọi là cây bách giải, cây bạch vạn hoa, cây đồng triều hoặc cây ung thư (dân tộc Mường, Việt nam).
Đây là loại dược liệu quý có tác dụng phòng ngừa và hỗ trợ điều trị các loại bệnh Ung thư. Ngoài ra đây là loại dược liệu trong y học còn được sử dụng để ngăn ngừa và triệt tiêu sự phát triển của khối u, bướu. Xạ đen còn có tác dụng giúp ổn định huyết áp, đặc biệt là huyết áp cao, hỗ trợ điều trị xơ gan, men gan cao, viêm gan B. Giúp cơ thể thanh nhiệt và giải độc, hỗ trợ điều trị các bệnh viêm nhiễm, bệnh tiểu đường, máu nhiễm mỡ, dùng trong giảm đau, tăng sức đề kháng của cơ thể.
Vườn ươm Hải Đăng cung cấp giống cây xạ đen và giống cây dược liệu các loại tại Hà nội. Chúng tôi giao hàng tận nơi trên toàn quốc.
Hotline tư vấn: 0966446329 - 01659642916
Web: caycanhhaidang.com


Friday, June 8, 2018

Cách ngâm rượu hạt gấc để xoa bóp hiệu quả cao


Rượu hạt gấc được xem như là một loại rượu thuốc có rất nhiều tác dụng trong việc trị viêm xoang, bong gân, nhức mỏi gân cốt, đau vai gáy cực kỳ tốt. Nhà có rượu ngâm hạt gấc không lo đau xương khớp và cũng chẳng cần đến các loại dầu xoa bóp khác. Hôm nay, vườn ươm Hải Đăng sẽ hướng dẫn các bạn cách ngâm rượu hạt gấc dùng để bảo vệ sức khoẻ cho gia đình.

Các bạn có thể ngâm rượu hạt gấc nguyên hạt hoặc đập dập vỏ hạt gấc


1. Cách ngâm rượu hạt gấc nguyên hạt

Chuẩn bị nguyên liệu

  • 30 hạt gấc
  • 1 lít rượu trắng nguyên chất, rượu càng cao độ càng phát huy được các chất ở trong hạt gấc, nên dùng rượu từ 40 độ trở lên
  • Bình đựng rượu ngâm hạt gấc

Cách rang hạt gấc tươi

  • Hạt gấc sau khi tách khỏi trái gấc chúng ta rửa sạch đem phơi khô hoặc tiết kiệm thời gian bằng cách rang trực tiếp trên chảo nóng.
  • Để ý hạt gấc đã rang tới độ hay chưa bằng cách quan sát màu hạt gấc, lúc nào hạt gấc phồng lên và có màu vàng sậm là được. Hạt gấc khi rang một vài hạt sẽ bể đôi vung lên cao, cẩn thận kẻo bị bắn vào người
  • Sau đó tiến hành hạ thổ để đảm bảo quá trình hoàn tất.

Cách sao vàng hạ thổ hạt gấc khô

  • Đối với hạt gấc đã được phơi khô chúng ta cho lên chảo nóng đảo từ 4 – 5 phút sau đó hạ thổ xong. Nhiều người đem sao vàng nhưng lại quên mất hạ thổ mà để nguội từ từ trong chảo, như vậy nó sẽ không có nhiều tác dụng chữa bệnh và cũng không thể cân bằng âm dương tốt cho hạt gấc.

Tiến hành ngâm rượu hạt gấc nguyên hạt

Cho tất cả 30 hạt gấc vào trong bình rượu trắng, nguyên chất, nồng độ trên 40 độ sau đó đậy kín nắp. Để ít nhất 6 tháng rồi đem ra sử dụng. Do đây là gấc nguyên hạt nên thời gian để tiết chế các chất trong rượu gấc sẽ lâu hơn với gấc đã được giã nhuyễn.


2. Các ngâm rượu hạt gấc đập dập vỏ 

  • Tương tự như cách chế biến cách ngâm rượu của hạt gấc nguyên hạt, nhưng để thời gian sử dụng nhanh hơn người ta đập dập hạt gấc giúp các tinh chất trong gấc tiết ra nhanh hơn và thời gian ngâm rượu giảm ngắn lại.
  • Hạt gấc sau khi sao vàng hạ thổ chúng ra để nguội rồi dùng chày và cối giã nhẹ đến khi hạt gấc nứt từng đường là được. Hoặc để hạt gấc vỡ 1 phần nhỏ ở hạt là được.
  • Hiện nay nhiều người vẫn giã nhuyễn hạt gấc nhưng như vậy làm cho bình rượu mất đi tính thẩm mỹ, không còn đẹp mắt. Tuy nhiên làm vậy thời gian ngâm sẽ nhanh hơn.
  • Cũng với liều lượng 30 hạt gấc với 1 lít rượu trắng loại tốt. Nhưng với cách ngâm này bạn chỉ cần để 100 ngày là có thể dùng được.

3. Cách dùng rượu hạt gấc để xoa bóp

  • Cách dùng rượu hạt gấc đối với người bị viêm xoang: Dùng bông váy tai sạch tẩm rượu rồi đưa vào mũi để bôi, hoặc cũng có thể ngữa người rồi nhỏ vào mũi, 1 bên 1 giọt, chỉ nên nhỏ ngày 2 lần
  • Cách dùng rượu xoa bóp cho những người nhức mỏi, đau vai gáy: Chúng ta nên xoa bóp rượu ngày 2 lần vào buổi sáng trước khi thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ để đảm bảo có giấc ngủ ngon cũng như vận động tốt cho một ngày dài.
  • Cách dùng rượu hạt gấc cho người bị bệnh trĩ: Chúng ta sẽ dùng rượu hạt gấc để rửa vùng hậu môn mỗi buổi tối. Chỉ sau một tháng chữa trị như vậy sẽ cho kết quả tốt, không cần dùng thuốc và cũng chẳng cần tiến hành phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ.
Ngoài ra còn rất nhiều tác dụng khác như có thể dùng cho những người bị vấp ngã thâm bầm ở chân tay, ăn no bị chướng bụng… dùng rượu gấc để bôi lên, tác dụng rất nhanh và đem lại kết quả dễ chịu hơn nhiều so với việc uống thuốc hay dùng dầu xoa bóp dạng nóng.
Chúc các bạn thành công!

Cách trị đờm cho trẻ sơ sinh bằng lá hẹ


Ở trẻ nhỏ, mỗi lần bị ho cảm dẫn đến trẻ thở khò khè, xuất hiện đờm trong cổ họng. Những hiện tượng này khiến trẻ mệt mỏi, khó khăn trong việc ăn uống. Vậy làm thế nào để hết đờm? Hôm nay, vườn ươm Hải Đăng sẽ mách các bạn cách trị đờm dân gian ở trẻ nhỏ mang lại hiệu quả nhanh chóng từ cây lá hẹ



Một số công dụng của cây lá hẹ
Theo Đông Y, lá hẹ có vị cay hơi chua, có tính ấm và không có độc. Lá hẹ có tác dụng tán độc, hành khí và ôn trung. Có thể dùng lá hẹ để chữa các bệnh như: táo bón, chứng đi tiểu nhiều lần, chữa đái dầm, chứng ra mồ hôi trộm, chữa ho cho trẻ em và giúp trị giun kim. Bên cạnh đó, lá hẹ cũng dùng để chữa một số bệnh khác như: trĩ sưng đau, viêm lợi, viêm tai giữa hay tiêu hóa kém.
Theo Tây Y, trong lá hẹ có chứa nhiều hoạt chất kháng sinh mạnh như: sulfit, odorin và allcin. Những chất kháng sinh này còn mạnh và còn tốt hơn cả penicillin – một chất kháng sinh hóa học hay được dùng trong thuốc tây.


Nguyên liệu cần chuẩn bị gồm có:

·         Lá hẹ tươi: 1 mớ nhỏ
·         Đường phèn: 2 cục nhỏ

 

Cách thực hiện trị ho bằng lá hẹ  như sau:

Lá hẹ cắt bỏ phần gốc già, lặt bỏ những lá bị hư hoặc già héo. Tiếp theo đem rửa thật kỹ với nước sạch rồi đem ngâm trong nước muối pha loãng khoảng 15 phút. Sau đó, xả lá hẹ lại với nước sạch, để ráo.
Tiếp nữa, bạn dùng dao cắt lá hẹ thành những khúc nhỏ, cho vào trong chén, cho thêm 2 cục đường phèn nhỏ vào cùng rồi cho lên bếp để hấp cách thủy. Bạn hấp khoảng 15 phút là xong. Chờ cho thuốc nguội thì bạn chắt lấy phần nước để uống. Ngày uống 2 lần, mỗi lần từ 2 – 3 muỗng để có kết quả tốt nhất.
Đây là bài thuốc chữa ho bằng lá hẹ rất lành tính, an toàn và hiệu quả. Bài thuốc này có thể áp dụng cho cả trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Chúc các bạn thành công!

Sunday, June 3, 2018

Hướng dẫn cách trồng gừng đen tại nhà


Gừng Đen còn được gọi là Ngải tím hoặc còn có tên là Nga truật, theo sách y học cổ, loài cây này có tính vị cay, nóng, ấm. Về công năng, ngải tím được biết đến là vị thuốc phá huyết hành khí cực kì hiệu quả. Hôm nay, vườn ươm Hải Đăng sẽ hướng dẫn các bạn cách trồng gừng đen tại nhà

1. Chuẩn bị dụng cụ trồng và đất trồng
Dụng cụ trồngĐể trồng cây gừng đen thì bạn có thể tận dụng bao xi măng, chậu, khay, thùng xốp có sẵn trong nhà hoặc mảnh đất trống trong vườn (dưới chậu và thùng xốp nên khoét lỗ).
Đất trồng:  Gừng thích hợp đất tơi xốp nhiều mùn và thoát nước tốt, vì thế có thể trộn đất sạch và đất dinh dưỡng theo tỷ lệ 2:1, hoặc trộn trấu sống, tro trấu, phân trùn quế theo tỷ lệ 1:2:1.2.

Lấy đất sau khi trộn đều, cho vào ½ chậu nén đất vừa phải, rồi lấy 2 hom gừng giống vùi vào sâu cách mặt đất 2,5 – 3 cm. Tưới nước nhẹ 2 - 3 lần/ ngày đủ ẩm, tránh chôn sâu củ gừng giống sẽ bị úng nước , dễ thối củ, sau 20 ngày củ gừng sẽ ra mầm. Khi cây gừng ra nhiều lá thì tưới đẫm một ngày một lần.


3. Chăm sóc cây gừng đen, cách trồng gừng đen
Gừng là cây rất háo nước nhưng không chịu được úng, vì vậy cần chú ý lượng nước tưới đủ ẩm, vào mùa mưa thường xuyên vun đất để đất thoát nước, tránh hại cây bị úng nước gây thối rễ.
Sau khi trồng khoảng 1 tháng thì tiến hành vun lấp đất, bón thêm phân hữu cơ hoai mục vào gốc gừng.
Sau khi trồng từ 30 - 40 ngày tiến hành bón phân NPK quanh gốc. Sau đó bón thêm phân chuồng hoại mục vào gốc cây. 2 tháng sau tiếp tục bón phân lần 2.
Thời điểm cây gừng trồng được 7 - 8 tháng thì sẽ không mọc lá non nữa và cây bắt đầu ngả lá vàng thì không cần tưới nước, tiến hành đào một vài gốc gừng lên kiểm tra.

4. Thu hoạch
Cây gừng đen thường cho thu hoạch trong vòng 1 năm sau khi trồng, tiến hành thu hoạch gừng vào thời điểm trời nắng ráo đất khô, trước khi thu hoạch cắt bỏ toàn bộ thân lá trên mặt đất, cuốc từng khóm gừng rũ sạch đất. Không nên để gừng quá già mới thu hoạch sẽ khiến gừng có xơ giảm chất lượng.
Chúc các bạn thành công!