Sunday, June 17, 2018

Cây ba chạc chữa được những bệnh gì

Theo y học cổ truyền, ba chạc có tác dụng thanh nhiệt, chống ngứa, giảm đau… Lá và cành tươi nấu với nước để rửa các vết thương, vết loét, chốc đầu, chữa mẩn ngứa, ghẻ lở,… Hôm nay, vườn ươm Hải Đăng sẽ giúp các bạn tìm hiểu tác dụng chữa bệnh của cây ba chạc.




1. Đặc điểm cây ba chạc


Ba chạc còn có tên khác là chè đắng, chè cỏ, cây dầu dầu. Lá có 3 lá chét, với lá chét nguyên. Cụm hoa ở nách các lá và ngắn hơn lá. Quả nang, thành cụm thưa, có 1 - 4 hạch nhẵn, nhăn nheo ở cạnh ngoài, chứa mỗi cái một hạt hình cầu đường kính 2mm, đen lam, bóng. Cây hoa ra hoa vào tháng 4 - 5, quả tháng 6 - 7. Nghiên cứu cho thấy, rễ ba chạc chứa alcaloid, lá có tinh dầu thơm nhẹ.
Bộ phận dùng làm thuốc là lá, cành, thân, rễ. Rễ và lá thu hái quanh năm đem về rửa sạch, rễ thái nhỏ và phơi khô ngoài nắng. Lá sấy khô hay phơi trong râm.



2. Một số bài thuốc chữa bệnh từ cây ba chạc

Bài 1: Dùng cho phụ nữ sau sinh (giúp ăn ngon, dễ tiêu) và lợi sữa: Rễ ba chạc 10g, sắc uống thay trà hàng ngày. Hoặc lá ba chạc 16g cho vào ấm đổ 6 bát con nước, sắc nhỏ lửa 30 phút, còn 3 bát nước thuốc, chia 3 lần uống trong ngày. Dùng liền 1 tuần.

Bài 2: Chữa mẩn ngứa, ghẻ: Hái một nắm lá to cả cành non cây ba chạc, khoảng 50 - 100g, để tươi, rửa sạch, đun sôi với 4 - 5 lít nước trong 30 phút đến 1 giờ. Đợi khi nước ấm, dùng để tắm, lấy bã xát mạnh vào các nốt ngứa ghẻ. Ngày tắm nước này một lần. Tắm đến khi khỏi.

Bài 3: Chữa tê thấp, xương đau nhức: Lá ba chạc tươi, lá tầm gửi cây sau sau, mỗi thứ một nắm, rửa sạch, giã nát băng đắp vào chỗ đau nhức. Ngày làm 1 lần, trong 7 - 10 ngày


Bài 4: Điều hòa kinh nguyệt: Rễ ba chạc 12g, cho vào ấm đổ 6 bát con nước, sắc còn 3 bát nước thuốc, chia 3 lần uống trong ngày. Uống trước chu kỳ kinh 15 ngày.

No comments:

Post a Comment